Nguyên liệu để làm Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ ngoài sử dụng bản khắc để in tranh thì nguyên liệu giấy và màu sắc tạo lên tranh mang là nét đặc biệt của các dòng tranh Đông Hồ. Với tranh Đông Hồ, thì nguyên liệu để làm Tranh là điều đặc biệt, đó là sự kết hợp chất liệu, màu sắc từ thiên nhiên của các cụ ông cha ta ngày xưa.

Giấy làm tranh Đông Hồ

Giấy làm Tranh Đông Hồ được làm từ vỏ cây gió bởi vậy giấy làm tranh gọi là giấy gió, theo nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế ” Nếu tranh Đông Hồ mà không làm từ giấy gió thì không phải là tranh Đông Hồ”.

Giấy gió thì tại làng tranh Đông Hồ không làm được giấy gió. Ngày xưa giấy gió được làm từ Làng Bưởi, Hà Nội nhưng ngày nay thì Làng Bưởi không làm giấy gió này nữa. Mà giấy gió được làm từ làng Nghề Đống Cao, Huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh nhưng chỉ có một hai nhà làm được giấy gió này vì vậy giấy gió này có giá thành rất cao so với giá trước đây.

Màu làm tranh Đông Hồ

Cái đặc sắc của Tranh Đông Hồ là màu, tất cả các màu đều được làm từ vật liệu lấy từ tự nhiên và không dùng hóa chất hay phẩm màu công nghiệp.

Màu trắng được tạo ra từ con sò Điệp mua từ Quảng Ninh, sau đó được giã nhỏ ra thành bột trắng tinh. Sau đó bột được trộn với hồ nếp quét lên giấy gió để tạo ra giấy điệp. Nếu giấy gió mà không được quét trắng bằng màu trắng từ sò Điệp thì mới là tranh Đông Hồ. Màu trắng từ sò Điệp biểu trưng cho Biển.

Màu đỏ được tạo ra từ các hòn sỏi đỏ trên núi, nó không phải là đá mà không phải chỗ nào cũng có. Hiện các hòn sỏi đỏ gạch này chỉ có tại Kép, Bắc Giang. Những viên sỏi này về được mài ra để tạo bột màu đỏ. Mầu đỏ là biểu trưng cho Núi.

Màu vàng được tạo ra từ hoa của cây hòe (các nghệ nhân làng tranh ngày xưa còn dùng từ hoa cây hoa dành dành, củ nghệ) nhưng các cụ đúc kết lại dùng hoa hòe là có mầu vàng đẹp nhất.

Màu tràm được làm từ lá tràm, ngày xưa các nghệ nhân lên vùng Tây lấy lá của cây Tràm của đồng bao người Lùng.

Màu đen từ lá tre sau khi đốt thì các nghệ nhân ngâm trong nước để tạo ra màu đen.

Bằng sự kết hợp các màu sắc lấy từ tự nhiên, các nghệ nhân phối trộn với nhau theo tỉ lệ để tạo lên những máu sắc đặc trung của Trang Đông Hồ. Nhà thơ Hoàng Cầm đã có những ý thơ rất để tả về sản phẩm của Làng tranh Đông Hồ trong bài thơ Bên Kia Sông Đuống

“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Facebook
Hotline: 0966.366.368